Bài thuốc từ quả sung
(GĐVN) Bác sĩ Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Những món ăn chế biến từ quả sung có lợi cho hệ tiêu hóa và đặc biệt có thể kích thích tuyến sữa.
Quả sung chứa các nguyên tố vi lượng như calo, phospho, kali, một số vitamin như C, B1 và đặc biệt chứa nhiều chất xơ - là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Sung là thực phẩm tự nhiên rất tốt.
Công dụng
Bác sĩ Hòa cũng cho biết thêm: So với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng canxi đáng kể, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà Bầu.
- Chứa nhiều Kali: Kali có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà Bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
- Tăng khả năng tiết sữa: Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé.
- Giàu chất xơ: Trái sung được xem là loại có chứa rất nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Trong trái sung có hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón, một chứng bệnh rất thường gặp với phụ nữ mang thai, do tình trạng phát triển của thai nhi, chèn ép.
- Tốt cho tiêu hóa: Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.
- Giảm nguy cơ ốm nghén: Trái sung có chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.
- Lá sung: Không chỉ quả sung mà cả lá sung cũng có tác dụng với bà Bầu, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén.
- Phòng tránh những rắc rối về sắc tố da: Trong trái sung có chứa một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.
- Sung khô cũng rất có lợi: Quả sung khô có chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngược lại, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai.
Các bài thuốc
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những bài thuốc chế biến từ quả sung sau rất tốt cho thai phụ và các bà mẹ cho con bú:
Chữa táo bón
Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Một món ăn khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Sản phụ thiếu sữa
Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
Sưng vú ở sản phụ
Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.
Hậu môn chảy máu
Lá sung rửa sạch 30 gam, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần. Nên rửa lúc nước còn ấm.
Để có được nhiều chất dinh dưỡng từ sung, khi ăn sung bạn có thể cho vào một cốc sữa, nghiền nát cùng chuối, cho vào món salat… Hơn nữa, để bảo toàn lượng vitamin, khoáng chất có trong sung, bạn nên ăn khi chúng còn tươi là cách tốt nhất
Tường Lâm
Quả sung chứa các nguyên tố vi lượng như calo, phospho, kali, một số vitamin như C, B1 và đặc biệt chứa nhiều chất xơ - là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Công dụng Bác sĩ Hòa cũng cho biết thêm: So với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng canxi đáng kể, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà Bầu. - Chứa nhiều Kali: Kali có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà Bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. - Tăng khả năng tiết sữa: Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. - Giàu chất xơ: Trái sung được xem là loại có chứa rất nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Trong trái sung có hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón, một chứng bệnh rất thường gặp với phụ nữ mang thai, do tình trạng phát triển của thai nhi, chèn ép. - Tốt cho tiêu hóa: Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ. - Giảm nguy cơ ốm nghén: Trái sung có chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai. - Lá sung: Không chỉ quả sung mà cả lá sung cũng có tác dụng với bà Bầu, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. - Phòng tránh những rắc rối về sắc tố da: Trong trái sung có chứa một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi. - Sung khô cũng rất có lợi: Quả sung khô có chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngược lại, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Các bài thuốc Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những bài thuốc chế biến từ quả sung sau rất tốt cho thai phụ và các bà mẹ cho con bú: Chữa táo bón Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Một món ăn khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày. Sản phụ thiếu sữa Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít. Sưng vú ở sản phụ Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú. Hậu môn chảy máu Lá sung rửa sạch 30 gam, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần. Nên rửa lúc nước còn ấm. Để có được nhiều chất dinh dưỡng từ sung, khi ăn sung bạn có thể cho vào một cốc sữa, nghiền nát cùng chuối, cho vào món salat… Hơn nữa, để bảo toàn lượng vitamin, khoáng chất có trong sung, bạn nên ăn khi chúng còn tươi là cách tốt nhất
Tường Lâm
|
Quả sung hỗ trợ chữa nhiều loại ung thư - một phát hiện mới
Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da. Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, các bộ phận của cây sung, đặc biệt là quả sung, còn có rất nhiều tác dụng trị liệu khác. Dưới đây là một số tác dụng mới phát hiện và cách sử dụng cây sung để chữa bệnh mà có thể còn ít người biết. Hỗ trợ trong trị liệu ung thư và các bệnh khác Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Còn có thể làm chậm quá trình di căn. Vì vậy, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư theo một số phương pháp như sau: Ung thư dạ dày, ung thư ruột: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống. Ung thư thực quản: Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trogn 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh. Ung thư bàng quang: Trái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày. Ung thư phổi: Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu. Chữa khản tiếng: Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày. Chữa đau họng do viêm họng: Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn. Chữa loét dạ dày, hành trá tràng: Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác. Đại tiện táo bón: Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Trĩ lở loét: Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình). Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú. Thủy đậu: Dùng lá sung tươi 100 - 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt. Chữa zona: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Chữa mụn cơm (mụn cóc): Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.
(Theo Lương y Huyên Thảo - Sức khỏe & Đời sống)
Quả sung có tác dụng chữa bệnh trĩ
Đăng bởi: Sức Khỏe on 05/05/2013Chủ đề: Bệnh TrĩViết bình luận
Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại
Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.
Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.
Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa bệnh trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:
a- Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.
b- Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.
Sung giúp mẹ bầu đánh bay táo bón
Thứ ba, 04/12/2012, 08:46 AM (GMT+7)
Sự kiện: Dinh dưỡng cho bà bầu
Mẹ bầu hãy ăn quả sung để giảm táo bón khi mang thai nhé!
Thời kì nghén, rất nhiều mẹ bầu thèm ăn sung. Loại trái cây có vị chát này khiến nhiều người lo ngại có thể bị táo bón. Tuy nhiên, sự thật là sung lại có tác dụng trị táo bón rất tốt cho bà bầu đấy! Ngoài ra, quả sung có nhiều tác dụng tốt cho sản phụ.
Khỏe mẹ đẹp con
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh và phòng chống ung thư, so với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Quả sung giàu các loại axit amin, axit hữu cơ, magiê, đồng, mangan, kẽm, boron, vitamin và các nguyên tố vi lượng như calo, phospho,... Do đó, khi ăn sung bà bầu sẽ được cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.
Mẹ ăn sung không chỉ tốt mà còn phòng tránh những rối loạn về sắc tố da cho bé. (Hình minh họa)
Ngoài ra, quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.
Trị táo bón
Một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.
Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón. Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.
Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.
Lợi sữa
Sản phụ sau khi sinh có thể bị thiếu sữa, đừng quá lo lắng, vì quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. Hãy sử dụng bài thuốc sau để có nhiều sữa cho bé nhé:
Quả sung tăng khả năng tiết sữa. (Hình minh họa)
Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
Thuốc chữa bệnh an toàn
Sung không chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng cao mà con là một loại thuốc tốt và an toàn cho thai phụ. Nó có thể giúp giảm nhiệt và thải chất độc hại, đặc biệt là có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ và đau cổ họng… Một số bài thuốc từ quả sung như sau:
Chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Cũng có thể dung sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Chữa sưng vú ở sản phụ
: Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.
Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.
Món ngon từ quả sung
Để bảo toàn lượng vitamin và khoáng chất có trong sung, bạn nên ăn khi chúng còn tươi là cách tốt nhất. Tuy nhiên quả sung có vị chát hơi khó ăn, vì thế, muốn có được nhiều chất dinh dưỡng, khi ăn sung bạn có thể cho vào một cốc sữa, nghiền nát cùng chuối, cho vào món salat…
Bạn cũng có thể làm một số món khá ngon từ quả sung như sau:
Cháo sung mật ong
Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, quả sung 30g.
Chế biến:
- Rửa sạch gạo, cho vào nồi đun thành cháo với lượng nước vừa đủ.
- Sau đó cho sung vào đun sôi. Khi ăn thêm mật ong.
Món cháo này ăn thường xuyên cũng có công hiệu trị chứng táo bón.
Mẹ bầu ăn cháo sung thường xuyên giúp giảm táo bón rất tốt. (Hình minh họa)
Quả sung kho thịt ba chỉ
Nguyên liệu:
Sung: 20 quả; Thịt ba chỉ: 300 gr; Gia vị: Hành tăm, cà ri, nước mắm, tiêu, lá chanh.
Chế biến: - Sung cắt bỏ cuống, chẻ làm đôi rồi chần sơ với nước sôi - Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu; Sung làm như sung kho cá - Phi thơm hành tăm, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm 01 bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào. Món này ăn với cơm rất ngon. Sung luộc chấm muối vừng - Sung làm sạch, ngâm muối cho hết nhựa. - Sau đó xắt đôi, luộc chín chấm muối vừng. Ngoài ra bạn cũng có thể làm rất nhiều món ăn khác như: quả sung kho cá lẹp, bánh sung, mứt sung,…vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng tốt.
Đặng Huyền
Quả sung chữa loét dạ dày, viêm khớp
TPO - Quả sung có nơi còn gọi là văn tiên quả, ánh nhật quả, thiên sinh tử hay vô hoa quả. Theo Đông y quả sung có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng tiêu thũng giải độc, nhuận tràng thông tiện, nhuận phế lợi hầu, kiện tỳ ích vị, tiêu viêm.
Chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng quả sung sao khô, tán bột. Ngày dùng 6 - 9g pha uống với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần.
Chữa bệnh kiết lỵ: tùy theo độ tuổi dùng nhiều hay ít quả sung, sắc kỹ với nước, cho thêm chút đường cho dễ uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi rửa sạch, sắc uống.
Trị chứng táo bón: Lấy 10 quả sung tươi bổ đôi, một đoạn ruột già lợn rửa sạch, 2 thứ đem hầm nhừ cho thêm gia vị, ăn trong ngày. Hoặc ăn 3 - 5 quả sung chín mỗi ngày cũng cho kết quả tốt
Chữa trĩ ra máu, sa trực tràng: Dùng dùng 6g quả sung tươi, 9g rễ thị sắc uống. Nếu không có quả sung có thể dùng lá sung sắc lấy nước ngâm, xông khoảng 30 phút cũng có tác dụng
Trị viêm khớp: lấy 2 - 3 quả sung tươi rửa sạch thái nhỏ tráng với trứng gà ăn. Hoặc sung tươi hầm với thịt lợn nạc ăn.
Trị mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột mịn rắc lên vết thương
Trị chứng viêm họng: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngâm hằng ngày.
Trị chứng ho khan không có đờm: Lấy 50 - 100g quả sung chín, gọt bỏ vỏ đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa chứng hen suyễn: Lấy một lượng sung tươi rửa sạch, giã nhuyễn, ép lấy nước uống ngày 1 lần.
Chữa chứng tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Lấy 30g quả sung sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm khoảng 20 phút với nước sôi trong bình kín, cho thêm ít đường phèn, uống thay trà.
BS Nguyễn Thị Thêu
Những lợi ích sức khỏe của quả sung bao gồm cải thiện sự yếu kém tình dục, táo bón, khó tiêu, tiểu đường, ho, viêm phế quản, và hen suyễn...
Những lợi ích sức khỏe trên của quả sung có được là do có sự hiện diện của khoáng chất và vitamin trong đó. Quả sung có chứa vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali và clo.
Một số lợi ích sức khỏe bao gồm: Ngăn ngừa táo bón: quả sung chát nhưng lại không gây táo bón. Trong trái sung giàu chất xơ, giúp tăng cường chức năng đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: quả sung và lá non giúp tăng tiết sữa cho sản phụ. Tốt nhất là phụ nữ sau sinh nên ăn cháo nấu với sung. Giúp giảm cân: Các chất xơ trong quả sung còn giúp giảm trọng lượng và được khuyến khích cho những người béo phì. Giảm cholesterol: Trong quả sung có chứa chất Pectin, một chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol xấu và mang chúng ra khỏi cơ thể. Tăng ham muốn: Trái sung tăngcường khả năng sinh sản, kích thích tình dục tuyệt vời bởi vì chúng baogồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan rất quan trọng cho sức khỏe timmạch. Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành: quả sung khô có chứa phenol, Omega-3 và Omega-6. Những axit béo này làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Ngăn ngừa ung thư ruột kết: Sự hiện diện của chất xơ giúp đẩy lùi các chất gây ung thư. Sung rất giàu flavonoid và polyphenol. Đây là những chất chống oxy hóa, trong đó ngăn chặn những thiệt hại do các gốc tự do. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ đề nghị thêm sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường để tăng cường chất xơ. Lá sung làm giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Quả rất giàu kali. Kali giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Phòng chống tăng huyết áp: cơ thể thiếu kali nhưng lượng natri lại cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Sung nhiều chất kali nhưng ít natri nên giúp phòng tránh tăng huyết áp. Bảo vệ xương: quả sung rất giàu canxi tăng cường sức khỏe cho xương. Ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng: Tầm nhìn giảm ở người già là do thoái hóa điểm vàng. Trái cây nói chung quả sung nói riêng có thể khắc phục tình trạng này. Giảm đau cổ họng: Bài thuốc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày có thể trị đau họng. |
Xôi Diệu Thiện (gạo lức với nếp than).
Rất tốt cho những ai có đường trong máu. Thổi cơm nếp đen trộn với gạo lức và ăn với muối mè.
Kính gởi:
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD
Bác sĩ Bùi Trọng Cường, MD
Quý đồng hương, quý Phật tử Việt Nam.
Rất cảm kích công việc làm của bác sĩ đã truyền đạt các tài liệu về y khoa cũng như kiến thức về các khoa liệu trị bệnh được phổ biến đến các nơi qua báo chí và các diễn đàn điện tử. Hơn nữa cũng đã được trao đổi với bác sĩ và phu nhân khi đến thăm viếng Tổ Đình Việt Nam và Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào tháng 8 năm 2008, khi bác sĩ có dịp đến vùng Seattle tiểu bang Washington.
Nay vài hàng đến thăm sức khoẻ và xin được chia sẽ với bác sĩ và đồng hương kinh nghiệm bản thân về phương thuốc trị bá bệnh "gạo lức, muối mè" của tiên sinh Oshawa đã được phổ biến trên toàn thế giới và hiện được đồng hương Việt Nam hưởng ứng thực hành.
Là cư sĩ tuổi đời 63 đã về hưu và tình nguyện là vị thủ từ của Tổ Đình Việt Nam ngày ngày hương khói đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần và quý liệt vị Anh Hùng Dân Tộc vị quốc vong thân.
Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT & AST), kidney (BUN), thyroid (TSH) đều tốt, chỉ có chất mở Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường, nhưng bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi cũng không quan tâm cho lắm.
Năm sau đi thử máu kết quả tất cả vẫn tốt đẹp, chỉ riêng chất mở Triglycerides tăng lên 201, kết quả về tiểu đường vẫn không có nhưng bác sĩ gia đình Dr. Donald Watson cho toa uống thuốc. Cô Diệu Thiện, nhà tôi khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa nhưng cơm quá khô khan, khó nuốt, hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức nên tôi chịu thua đầu hàng và đành uống thuốc vậy. Tháng sau trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230, bác sĩ tôi lại tăng gấp đôi số lượng thuốc.
Tin tưởng vào gạo lức, muối mè nhà tôi cô Diệu Thiện lại tìm phương thức khác là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè mà phần chủ lực chính là gạo lức.
Vì thích ăn xôi, hơn nữa vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức mềm như bún khi nấu chung với nhau. Xôi nếp than gạo lức lại mềm và màu xôi nhìn bắt mắt gọi mời hơn, dể ăn hơn, không phai nhai kỹ như cơm gạo lức lần trước.
Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn 1 chén xôi với muối mè, trưa ăn 1 chén xôi với muối mè, đến cơm chiều thì vẫn ăn cơm trắng thịt cá như hằng ngày. Khi ăn xôi này rất nhuận trường.
Sau hai tháng, đi tái khám, kết quả máu tất cả vẫn tốt và chất mở Triglycerides từ đã từ 230 hạ xuống 77 và Cholesterol cũng hạ xuống theo từ 185 hạ xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200), bác sĩ của tôi ngạc nhiên vì theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mở Triglycerides đừng tăng cao vì sẽ biến chứng tiểu đường . Ông bác sĩ Watson có hỏi tôi ăn uống thay đổi làm sao mà có sự
khác biệt tốt như thế, tôi chỉ nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè và từ đó đến nay tôi vẫn ăn sáng, ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc.
Thay đổi cách ăn uống, thức ăn cũng làm cho cơ thể tránh được nhiều thứ bệnh.
Mục đích chia xẻ kinh nghiệm bản thân đến quý đồng hương để biết thêm về gạo lức muối mè cô Diệu Thiện đã nghiên cứu phương cách nấu xôi nếp than gạo lức muối mè, sau 6 tháng thử nghiệm để mọi người, ai cũng có thể nấu xôi được như sau :
Cách thức nấu Xôi Diệu Thiện.
A- Vật liệu:
1- 5 cups gạo lức hiệu Homai ( mua tại Costco, Cash & Carry…)
Nếu gạo lức,( brown rice) không phải hiệu Homai thì cần phải ngâm gạo lức với nước over night trước khi đem nấu.
2- 1 cup rưởi nếp than (black rice) ( mua tại chợ VN hay Á Châu ).
3- 8 cups nước ấm.
4- Nồi cơm điện loại 10 cups.
B- Cách nấu: (đơn giản và dễ nhớ)
1- Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
2- Vo gạo và nếp chung với nhau.
3- Nhấn nút nấu cơm.
4- Khi cơm chín (nồi cơm báo hiệu từ "cook" qua "warm"),
mở nắp, lấy đủa xới xôi lên cho đều.
5- Để "warm" chừng 1 đến 2 giờ thì ăn được xôi mềm, ngon.
6- Muối mè thì ít muối nhiều mè, rang chín, xay nhuyễn.
C- Cách để dành:
Xôi (vì nấu nhiều) chia ra từng gói nhỏ 1 chén vừa đủ ăn, cất vào tủ lạnh. Rất tiện lợi cho người còn đi làm, chỉ dùng microware cho 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Xôi nếp than gạo lức rất thuận lợi cho người đau bao tử hay bị yếu răng, táo bón .
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD
Bác sĩ Bùi Trọng Cường, MD
Quý đồng hương, quý Phật tử Việt Nam.
Rất cảm kích công việc làm của bác sĩ đã truyền đạt các tài liệu về y khoa cũng như kiến thức về các khoa liệu trị bệnh được phổ biến đến các nơi qua báo chí và các diễn đàn điện tử. Hơn nữa cũng đã được trao đổi với bác sĩ và phu nhân khi đến thăm viếng Tổ Đình Việt Nam và Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào tháng 8 năm 2008, khi bác sĩ có dịp đến vùng Seattle tiểu bang Washington.
Nay vài hàng đến thăm sức khoẻ và xin được chia sẽ với bác sĩ và đồng hương kinh nghiệm bản thân về phương thuốc trị bá bệnh "gạo lức, muối mè" của tiên sinh Oshawa đã được phổ biến trên toàn thế giới và hiện được đồng hương Việt Nam hưởng ứng thực hành.
Là cư sĩ tuổi đời 63 đã về hưu và tình nguyện là vị thủ từ của Tổ Đình Việt Nam ngày ngày hương khói đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần và quý liệt vị Anh Hùng Dân Tộc vị quốc vong thân.
Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT & AST), kidney (BUN), thyroid (TSH) đều tốt, chỉ có chất mở Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường, nhưng bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi cũng không quan tâm cho lắm.
Năm sau đi thử máu kết quả tất cả vẫn tốt đẹp, chỉ riêng chất mở Triglycerides tăng lên 201, kết quả về tiểu đường vẫn không có nhưng bác sĩ gia đình Dr. Donald Watson cho toa uống thuốc. Cô Diệu Thiện, nhà tôi khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa nhưng cơm quá khô khan, khó nuốt, hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức nên tôi chịu thua đầu hàng và đành uống thuốc vậy. Tháng sau trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230, bác sĩ tôi lại tăng gấp đôi số lượng thuốc.
Tin tưởng vào gạo lức, muối mè nhà tôi cô Diệu Thiện lại tìm phương thức khác là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè mà phần chủ lực chính là gạo lức.
Vì thích ăn xôi, hơn nữa vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức mềm như bún khi nấu chung với nhau. Xôi nếp than gạo lức lại mềm và màu xôi nhìn bắt mắt gọi mời hơn, dể ăn hơn, không phai nhai kỹ như cơm gạo lức lần trước.
Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn 1 chén xôi với muối mè, trưa ăn 1 chén xôi với muối mè, đến cơm chiều thì vẫn ăn cơm trắng thịt cá như hằng ngày. Khi ăn xôi này rất nhuận trường.
Sau hai tháng, đi tái khám, kết quả máu tất cả vẫn tốt và chất mở Triglycerides từ đã từ 230 hạ xuống 77 và Cholesterol cũng hạ xuống theo từ 185 hạ xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200), bác sĩ của tôi ngạc nhiên vì theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mở Triglycerides đừng tăng cao vì sẽ biến chứng tiểu đường . Ông bác sĩ Watson có hỏi tôi ăn uống thay đổi làm sao mà có sự
khác biệt tốt như thế, tôi chỉ nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè và từ đó đến nay tôi vẫn ăn sáng, ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc.
Thay đổi cách ăn uống, thức ăn cũng làm cho cơ thể tránh được nhiều thứ bệnh.
Mục đích chia xẻ kinh nghiệm bản thân đến quý đồng hương để biết thêm về gạo lức muối mè cô Diệu Thiện đã nghiên cứu phương cách nấu xôi nếp than gạo lức muối mè, sau 6 tháng thử nghiệm để mọi người, ai cũng có thể nấu xôi được như sau :
Cách thức nấu Xôi Diệu Thiện.
A- Vật liệu:
1- 5 cups gạo lức hiệu Homai ( mua tại Costco, Cash & Carry…)
Nếu gạo lức,( brown rice) không phải hiệu Homai thì cần phải ngâm gạo lức với nước over night trước khi đem nấu.
2- 1 cup rưởi nếp than (black rice) ( mua tại chợ VN hay Á Châu ).
3- 8 cups nước ấm.
4- Nồi cơm điện loại 10 cups.
B- Cách nấu: (đơn giản và dễ nhớ)
1- Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
2- Vo gạo và nếp chung với nhau.
3- Nhấn nút nấu cơm.
4- Khi cơm chín (nồi cơm báo hiệu từ "cook" qua "warm"),
mở nắp, lấy đủa xới xôi lên cho đều.
5- Để "warm" chừng 1 đến 2 giờ thì ăn được xôi mềm, ngon.
6- Muối mè thì ít muối nhiều mè, rang chín, xay nhuyễn.
C- Cách để dành:
Xôi (vì nấu nhiều) chia ra từng gói nhỏ 1 chén vừa đủ ăn, cất vào tủ lạnh. Rất tiện lợi cho người còn đi làm, chỉ dùng microware cho 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Xôi nếp than gạo lức rất thuận lợi cho người đau bao tử hay bị yếu răng, táo bón .
THE BANANAS with dark patches on yellow skin - Anti Deadly Cancer
Never knew this! .
BANANASwith dark patches on yellow skin
BANANASwith dark patches on yellow skin
|
No comments:
Post a Comment