Đoản văn của - Sơn Điền
Nguyễn viết Khánh
Nguyễn viết Khánh
Mùa Xuân năm đó, tôi trở lại đất Phù Tang đi tìm lại Haruko và bông mẫu đơn đỏ của nàng. Tôi nói mùa Xuân là nói theo lối Việt Nam, vì thật ra mùa Xuân ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng Ba Dương lịch, nhưng bây giờ là cuối năm sắp đến ngày lễ Giáng Sinh, nên nói cho thật đúng đây là mùa Đông, vì tuyết đang phủ lên khắp miền Bắc nước Nhật. Riêng đối với tôi, chẳng cứ gì vào dịp gần Tết Dương lịch, nước Nhật bao giờ cũng ở vào mùa Xuân vì người con gái tôi yêu có tên là Haruko, viết theo chữ Hán là Xuân Tử.
Tôi đã đến Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1975. Những chàng trai nước Việt ngày nay bôn ba đi khắp phương trời thế giới sau khi Cộng quân chiếm được toàn bộ miền Nam. Tôi là một ký giả nhiếp ảnh, làm việc cho một hãng truyền hình Nhật suốt trong thời chiến tranh Việt Nam, nên tôi có may mắn cùng các ký giả Nhật lên được một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Mỹ vào trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975 để dọt ra biển và nơi tôi đến đầu tiên mấy ngày hôm sau tất nhiên là Nhật Bản.
Tôi đã không lưu lại lâu ở Nhật Bản, vì một năm sau tôi đã sang định cư ở Mỹ. Bây giờ lần đầu tiên tôi trở lại nước Nhật chỉ vì một cô gái Phù Tang và một bông mẫu đơn đỏ của nàng. Ngồi trên phi cơ đang lượn trên thành phố Tokyo để chuẩn bị đáp xuống phi trường Haneda, tôi nhớ lại những ngày đầu tôi sống ở đất nước này.
Đó là những ngày rất khó khăn cho cuộc sống của tôi. Tôi không kiếm được việc làm và vật giá ở Nhật rất mắc. Những người bạn ký giả Nhật của tôi chỉ có thể giúp tôi được ít tiền, nhưng tôi không thể nhờ vả họ thêm được nữa vì lòng tự trọng. Còn nghề nghiệp của tôi thì ở Nhật thiếu gì những nhiếp ảnh gia, những cameramen lành nghề, đến chỗ nào cũng chỉ gặp phải một cái lắc đầu lịch thiệp, mặc dầu tôi nói được tiếng Nhật một cách khá thành thạo.
Tôi có một người bạn rất thân là văn sĩ nổi tiếng Takeshi Kaiko. Ông ta nghĩ ra một cách để tôi kiếm tiền là tổ chức một cuộc triển lãm những bức hình chính tôi đã chụp được trong cuộc chiến vừa chấm dứt. Ông giúp tôi phương tiện tổ chức và tôi đã thành công vì những tấm hình đầy tính bi kịch đó đã bán được khá nhiều. Chính trong buổi lễ khánh thành phòng triển lãm này tôi đã gặp Haruko. Vào lúc xế chiều, phòng tranh đã vắng khách mua, tôi vẫn thấy cô gái Nhật đó lẩn quất trong phòng, xem hết tấm hình này đến tấm hình khác. Thật ra đến lúc này tôi mới để ý đến cô, dù đã được giới thiệu từ trước. Tôi nghĩ có lẽ cô muốn có một tấm hình nào đó của cuộc chiến mà không có tiền mua, nên tôi lại gần cúi đầu chào lễ phép và hỏi:
Haruko san, cô thích tấm hình nào? Tôi xin tặng cô một tấm.
Haruko quay lại nhìn tôi. Tôi sững sờ vì trước mắt tôi là một đôi mắt đen láy, tuyệt đẹp đang nhìn tôi, một cái nhìn sâu thẳm. Nét mặt nghiêm trang, lặng lẽ một hồi cô không nói khiến tôi luống cuống không hiểu mình đã thất thố điều gì. Đôi môi xinh xắn trên khuôn mặt đẹp như búp bế Nhật Bản bỗng nhoẻn ra cười khúc khích:
Tôi không thích mua mà cũng không muốn được tặng những tấm hình này. Tôi chỉ muốn xem... Thật tuyệt diệu!
Tôi định nói một lời khiêm tốn cho phải phép thì nàng bỗng ngừng cười, cúi đầu xuống thật thấp theo đúng kiểu lễ độ của phụ nữ Nhật và nói tiếp:
Xin ông tha thứ, nếu những lời nói thành thật của tôi có làm phật ý ông. Tôi vừa nói tuyệt diệu không phải để khen tài nhiếp ảnh của ông, mà để ngưỡng mộ những con người, những khuôn mặt trong các tấm hình đã bộc lộ tất cả những tình cảm thật sự của họ, lo âu, kinh hoàng, tuyệt vọng, đau thương và còn gì nữa...Ông chỉ có cái may là bấm máy ảnh vào đúng lúc tất cả trạng thái bên trong của con người đã bộc lộ ra bên ngoài...
Tôi lặng người đi mấy giây đồng hồ, khẽ gật đầu:
Tôi không phật ý vì cô đã nói đúng sự thật. Tôi không ngờ một cô gái trẻ như cô lại có một cái nhìn sâu sắc như vậy. Chắc cô học về hội họa?
Ông nhầm rồi. Tôi học y nhưng thấy chán quá nên nghỉ từ mấy tháng nay. Nếu ông không buồn, chúng ta có thể nói chuyện. Thật ra tôi đã muốn làm quen với ông ngay từ hôm ông đến thăm ông chú tôi.
Ông chú nàng chính là nhà văn Takeshi Kaiko và lúc mở cửa phòng tranh nàng đã theo ông chú đến. Tôi đã được giới thiệu và biết tến nàng. Tôi cười nói:
Hân hạnh, hân hạnh.
Đừng khách sáo đi. Tôi muốn làm quen với ông chỉ vì tôi muốn nhờ ông một việc. Xin ông chụp cho tôi một tấm hình.
Tôi sốt sắng hỏi:
Bao giờ chụp? Tôi có thể làm liền nếu cô muốn.
Cô gái cười thật tươi đáp:
Ông đừng nhận lời vội như vậy, có khi hối không kịp đó. Tôi muốn ông chụp theo đúng ý tôi và hơi khó khăn một chút...
Tôi thấy vui vui, cô gái quả có nhiều ý kiến thật ngộ nghĩnh, tôi bắt chuyện. Tôi là một nhà nhiếp ảnh, tôi biết thưởng thức cái đẹp, mặc dù lúc đó tôi chẳng nghĩ gì hơn là kiếm sống cho qua ngày. Tôi nhận thấy cô có một tâm hồn rất nghệ sĩ và lúc đóng cửa phòng tranh, tôi mời cô đi ăn cơm tối.
Từ đó chúng tôi là bạn. Cô đưa tôi đi nhiều thắng cảnh để chụp hình, nhưng khi tôi ngỏ ý sẵn sàng chụp hình cô như cô muốn thì cô khẽ lắc đầu, nói chưa đến lúc. Gái Nhật ngày nay mạnh dạn như gái Tây phương, cô hay hát cho tôi nghe một bài ca do một bài thơ phổ nhạc thời tiền chiến có tên là Mẫu đơn mầu đỏ, tiếng Nhật là Akai Botan. Sau này tôi mới có dịp tìm hiểu ý nghĩa của toàn bộ bài ca.
Rồi việc phải đến đã đến, cũng như bao cặp trai gái khác. Tôi đã hôn lên môi cô và chúng tôi đã yêu nhau. Tôi là trai chưa vợ còn trẻ, cô là gái xuân xanh, những sự đòi hỏi theo lẽ trời phải có. Nhưng mỗi lần tôi ôm hôn cô da diết, cô lại đẩy nhẹ tôi ra, mỉm cười:
Anh còn hứa chụp hình cho em kia mà...
Sẵn sàng. Sẵn sàng. Ngay bây giờ nếu em muốn.
Chưa đâu...Hãy chờ đến lúc mình trở về nhà em ở Nara. Ở Tokyo em chỉ ở nhờ ông chú họ Kaiko để đi học thôi.
Tôi biết Nara là kinh đô chùa chiền nổi tiếng trên đất Nhật. Hai ngày sau, Haruko và tôi đáp chuyến xe lửa tốc hành về Nara. Nhìn căn nhà cổ kính của nàng, tôi hiểu tại sao nàng muốn tôi chụp hình nàng ở đây. Haruko sống trong nhà này với bà dì ruột, vì cha mẹ nàng đã qua đời và nàng là đứa con duy nhất. Thấy nàng niềm nở giới thiệu tôi với bà dì và còn ca tụng tôi hết lời, tôi bỗng nhiến thấy hy vọng. Phải chăng Haruko chịu hạ cố lấy tôi làm chồng? Bởi vì từ mấy tháng nay tôi vẫn có mặc cảm. Những lúc đi chơi với tôi, Haruko không gọi tên tôi mà gọi tôi là hinan sha có nghĩa là anh chàng tỵ nạn. Còn tôi, tôi không gọi nàng bằng tên Nhật mà gọi nàng là Tuyết Nương, vì da nàng trắng như tuyết.
Nàng và tôi đi xem căn nhà cổ, kiểu nhà của loại người quý tộc bên Nhật. Tối hôm đó ăn cơm xong tôi ngồi trò truyện với nàng rất lâu trong khi bà cụ dọn dẹp xong, cáo từ vào buồng riêng đi nghỉ. Haruko bỗng hỏi tôi đã sẵn sàng máy chụp hình chưa. Tôi đã chuẩn bị từ lâu, đem theo chiếc camera quen thuộc và cả một máy chụp hình Canon mới mua với đầy đủ phụ tùng. Nhưng tôi lấy làm lạ, tại sao không chờ đến sáng mai để ra ngoài chụp cảnh vuờn cổ có phải đẹp hơn không. Nàng bắt tôi ngồi chờ hơi lâu để vào phòng trong thay áo. Lúc nàng bước ra tôi hơi ngạc nhiên vì nàng chỉ mặc một kimono mỏng, chân đi đất. Nàng đứng trước mặt tôi và tủm tỉm cười theo lối chọc ghẹo quen thuộc của nàng. Đột nhiên nàng mở áo kimono để nó rớt xuống đất và tôi tưởng tim tôi ngừng đập. Tôi không phải là một anh chàng ngây thơ chưa biết phụ nữ là gì và cũng đã hơn một lần nghề nghiệp đã bắt buộc tôi phải chụp những tấm hình khỏa thân đủ kiểu của các cô gái. Tôi choáng người không phải vì thân hình nở nang kiều diễm với lằn da trắng như tuyết, không một mảnh vải che, đang đứng trước mặt tôi như một pho tượng cẩm thạch. Tôi ngây người nhìn ở bụng nàng, dưới đôi nhũ hoa và trên rốn một chút là một chỗ xâm, một hình trạm trổ của một bông hoa mẫu đơn mầu đỏ tươi như huyết. Tôi đã được xem nhiều tác phẩm xâm mình của người Nhật. Đó là một nghệ thuật kỳ diệu nhất với đủ mọi mầu sắc. Nhưng trước mắt tôi lúc này, bông mẫu đơn đỏ thắm kia, phải nói đó là một kiệt tác. Nó trông như thật và hơi thở cô gái nhè nhẹ làm rung động bông hoa khác nào nó đang lả luớt trước gió.
Anh hãy đến gần mà nhìn cho kỹ những cánh hoa đi. Có phải nó có những giọt sương như giọt lệ không?
Haruko để tôi nhìn trong khi nàng khẽ cất tiếng ca:
Akai botan no
Hanabira someta.
Odori issho ga
Namida de nureru.
Tạm dịch:
Mẫu đơn mầu đỏ,
Cánh hoa đẫm sương,
Cùng ta khiêu vũ
Hạt lệ rơi rơi....
Tôi khẽ nói:
Để anh chuẩn bị máy hình....
Nàng ôm lấy tôi, xiết chặt vòng tay, ghé bến tai tôi thì thào: Hãy yêu em đi. Đêm nay em hiến dâng tất cả cho anh. Để cho anh nhìn thấy bông mẫu đơn này biến đổi như thế nào khi chúng ta yêu nhau, khi chúng ta đạt đến đỉnh cao của Vu Sơn.
.
.
VẾT BUỒN
Rồi một hôm bỗng thấy bồng bềnh theo cơn gió
Đôi tay hững hờ buông từng âm giai buồn theo mơ mộng nhỏ
Lạ kỳ và hồn nhiên như tiếng cười đôi mắt biếc người yêu
Buổi sáng trời lên cơn mưa
Những hạt tuyết trên cao vẫn chưa về thành phố
Như những ước mơ xanh hôm xưa
Trên cánh đồng vẫn thơm mùi cỏ úa
Dĩ vãng chạy lùi theo chuyến xe
Nước mắt ngập ngừng theo cơn mê
Lăn tròn trên gò má
Như nụ hôn êm thoáng hiện trên thịt da phút tình cờ
Để có bao giờ trên cõi bình yên xứ lạ
Nhớ lại ngày hôm qua
Trên đồi mơ và lời hứa vu vơ
Thoảng theo khói thuốc đầu ngày
Như vết buồn chín đỏ đầu tay
Làm bình minh thức dậy
Tâm hồn hoảng hốt cánh chim bay.
.
.
Đan Phượng
Tokyo, 1974
Tokyo, 1974
Chao ôi đêm đó là đêm gì nhỉ. Chúng tôi đã ân ái với nhau mê mải. Tôi đã nhìn ngắm bông mẫu đơn mầu đỏ rung động. Từ những cánh hoa, kỳ diệu thay như thể đang rớt xuống những giọt lệ. Và tôi đã bấm máy hình vào đúng lúc. Và tôi đã để máy tự động chụp khi trong cơn hoan lạc đến cùng cực, nàng ngồi trên người tôi ngực uỡn ra, duớn mình lên cho bông hồng hiện rõ dưới ống kính máy hình, trong ánh đèn chớp sáng lòe...
Haruko ơi, anh biết em không yêu anh. Anh biết em chỉ yêu bông mẫu đơn đỏ của em thôi. Ai đã xâm bông hoa đó lên bụng em? Anh biết đó là bậc thầy đệ nhất của nước Nhật, một lão sư về thiền học như em đã nói. Và đừng dấu anh nữa, ông ta đã phát xuất hết tinh hoa nghệ thuật để tạo nên kiệt tác sống động này, bởi vì ông ta đã xâm cho em trong khi đang làm tình với em.
Bài ca trên còn một khúc nữa có ba câu cuối như sau:
Naite wa ikenai yo,
Watashi no ningyo
Haru wa yasashiku mata kaeru.
Tạm dịch:
Xin đừng khóc nữa
Búp bê của anh ơi,
Mùa Xuân dễ dàng trở lại.
Bây giờ anh đã trở lại với em đây, Haruko. Ngồi trến chuyến xe điện cao tốc, ngắm nhìn ngọn núi Phú Sĩ luôn luôn bạc đầu vì tuyết phủ, tôi đi Nara để tìm lại nàng. Mấy năm rồi tôi đã phải sang định cư ở Mỹ, tôi không được tin tức gì về nàng. Vẫn căn nhà cổ năm xưa và người mở cửa vẫn là bà lão Nhật, bà dì của nàng như thuở nào.
Obasan, mairi mashita, tôi chào.
Bà lão lặng lẽ đưa tôi vào căn phòng quen thuộc mà chúng tôi đã chung sống năm xưa. Bà chỉ lên bài vị khói hương còn nghi ngút. Haruko đã chết vừa đúng một năm sau một cuộc giải phẫu vì tai nạn xe hơi. Sau tấm bài vị tên nàng là một tấm hình...Vâng, một tấm hình bông mẫu đơn mầu đỏ do chính tay tôi chụp và phóng đại sau đêm ái ân hôm đó.
Naite wa ikenai yo,
Watashi no ningyo
Haru wa yasashiku mata kaeru.
Tạm dịch:
Xin đừng khóc nữa
Búp bê của anh ơi,
Mùa Xuân dễ dàng trở lại.
Bây giờ anh đã trở lại với em đây, Haruko. Ngồi trến chuyến xe điện cao tốc, ngắm nhìn ngọn núi Phú Sĩ luôn luôn bạc đầu vì tuyết phủ, tôi đi Nara để tìm lại nàng. Mấy năm rồi tôi đã phải sang định cư ở Mỹ, tôi không được tin tức gì về nàng. Vẫn căn nhà cổ năm xưa và người mở cửa vẫn là bà lão Nhật, bà dì của nàng như thuở nào.
Obasan, mairi mashita, tôi chào.
Bà lão lặng lẽ đưa tôi vào căn phòng quen thuộc mà chúng tôi đã chung sống năm xưa. Bà chỉ lên bài vị khói hương còn nghi ngút. Haruko đã chết vừa đúng một năm sau một cuộc giải phẫu vì tai nạn xe hơi. Sau tấm bài vị tên nàng là một tấm hình...Vâng, một tấm hình bông mẫu đơn mầu đỏ do chính tay tôi chụp và phóng đại sau đêm ái ân hôm đó.
Tôi gục đầu vào bàn thờ nàng, nước mắt ràn rụa.
Một mùa Xuân năm xưa
( Dặc San 30 năm nhìn lại do Hội cựu sinh viên du học Nhật Bản ấn hành )
.
.
VỌNG CỐ NHÂN
Một hôm về đỉnh núi
Mây trắng, đâu quê nhà?
Kiều nữ khóc, kiều nữ!
Sương mờ che châu sa.
.
.
Phất cao tay áo rộng
Rót rượu hỏi người xưa
Điểm trang còn đứng vọng
Thu qua đã mấy mùa
Kiều nữ nhớ kiều nữ
U uẩn vầng trăng lu
Ngựa Hồ quên lối cũ
Bắc phong sầu vi vu
Vô ngôn cùng ngọn cỏ
Vô úy trái tim mù
Vô minh hồn cháy đỏ
Không hay tình thiên thu
Một hôm về đỉnh núi
Mây trắng, đâu quê nhà?
Kiều nữ khóc, kiều nữ!
Sương mờ che châu sa.
.
Phùng Quân
SÔNG TƯƠNG - VẪN MỘT CÀNH MAI - TRÀĐẠO - TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY - ĐÔI DÒNG LƯU NIỆM - TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU - www.ngocbao.org
---
Ki'nh mo+`i qu'i Anh Chi. thu+o+?ng thu+'c trang ma.ng Cu+.u sinh vie^n Nha^.t Ba?n. Qui' Anh Chi. co' the^? ti`m ddu+o+.c nhu+~ng ba`i kha?o cu+u' ra^'t gia' tri.
ReplyDeletehttp://erct.com/
Chu'c qui' Anh Chi. mo^.t cuo^'i tua^`n tha^.t nhie^`u ha.nh phu'c.
Peter Phuoc Le
Kính Thày !
ReplyDeleteDù rằng thày đã ra đi, nhưng đâu đây bên con còn thấp thoáng bóng thày, và sau khi đọc truyện ngắn "Mùa Xuân Dễ Dàng Trỡ Lại" con chợt hiểu cuốn tuyển tập truyện ngắn con đã ngồi trọn lưa bài, trong khi thày edit và edit 6 tháng. Sau đó thày đặt tựa cho tuyển tập "Những Mùa Xuân trở lại" đã có liên hệ với nhau !
"Mùa Xuân Dễ Dàng Trở Lại" năm 1974, và hơn 30 năm sau "Những Mùa Xuân Trở Lại" 2007 vẫn còn là những áng văn lãng mạn nồng nàn của một nhà báo. Hèn chi khi con bên thày lúc nào tình thày trò cũng ấm...
Chinh Nguyên...
Anh Hoạt, Anh Phước
ReplyDeleteHình đẹp quá. Và Dịch Thơ quá hay. Anh Phước, Anh Hoạt ạ, chỉ tiếc tác giả bài thơ tiếng Việt Đan Phượng không đuợc đọc công trình phiên dịch và hình ảnh của Anh Hoạt. Bài Thơ được sáng tác năm 1974 tại Tokyo, 38 năm sau Nhiếp ảnh gia Thi sĩ Nguyễn ngọc Hoạt tình cờ đọc được, ngẫu hứng phiên dịch và lồng vào ảnh, tại 1 phương trời xa lắc San Jose. Câu chuyện có 1 giá trị tinh thần vô cùng quý giá đối với người làm công tác nghệ thuật, chỉ tiếc tác giả Đan Phượng không hề hay biết mình được ái mộ và trân trọng như vậy. Thật là tiếc lắm thay ! Và cũng chẳng ai biết Đan Phượng là ai.
Anh Phước, xin cám ơn Anh. Khi Anh Phước gửi email đến các bạn, tôi biết Anh Phước nhằm đề cập đến 1 vấn đề Thời Sự Nóng Bỏng đang xẩy ra ở San Jose, đó là Sự Ra Đi Vĩnh Viễn của Ký Giả Lão Thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, một Bình Luận Gia Chính Trị Thời Sự tên tuổi trong làng Báo Chí. Và cũng là một Nhà Văn. Ông vừa từ trần hôm Chủ Nhật vừa qua 12-8-2012 tại San Jose. Linh cửu đang được quàn tại nghĩa trang Oakhill. Thăm viếng từ 5g chiều ngày Thứ Ba 21-8, và Lễ An Táng sẽ được cử hành lúc 10g sáng Thứ Tư 22-8. Anh Phước muốn gửi đến các bạn một truyện ngắn của tác giả vừa quá cố, truyện ngắn có tên Mùa Xuân dễ dàng trở lại..., rất lãng mạn, và rất hay. Và tôi biết, điều này cũng như Anh Phước thắp 1 nén hương gửi cho người quá cố.
Tôi, 1 người Học Trò Báo Chí của Cố Ký giả Sơn Điền Nguyễn viết Khánh, khi Ông là Tổng Thư Ký Việt Nam Thông Tấn Xã, đã cùng với Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Linh, mở 1 Lớp đào tạo Phóng Viên Báo Chí có Mỹ huấn luyện, trong khi Việt Nam chưa có Đại học Báo Chí. Chỉ 1 lớp duy nhất, và tung ra thị trường vài chục phóng viên trẻ đầy đủ nghiệp vụ vào năm 1964-1965. Ở San Jose, cùng với tôi, Ông còn 1 người học trò nữa trong Lớp Báo Chí đó, là Luật sư Nguyễn Công, người bảo trợ cho nhiều chương trình Văn học Nghệ thuật và Thể Thao ở San Jose. Nhân danh học trò của Thầy tôi, tôi xin cảm ơn Anh Phước đã gửi Truyện ngắn của Thầy tôi đúng lúc, trong lúc dư luận đang xôn xao thương tiếc về Sự Ra Đi đột ngột của Thầy tôi.
Vì chỉ mới hôm 15-7 vừa qua, tại nhà hàng Phú Lâm, Ông còn khỏe mạnh để tham dự Lễ Phát giải thưởng Thơ Văn, do Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt tổ chức, mà tôi là 1 thành viên từ năm 1992. Lễ Tiễn Đưa Cố Nhà Văn Nhà Báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh sẽ được tổ chức vào lúc 10g sáng Thứ Tư 22-8 tại Oakhill, do Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt phối hợp với hội Cựu Sinh viên Đại học Vạn Hạnh tổ chức cùng với Tang Quyến. Xin mời các Nhiếp Ảnh Gia tham dự. Ký giả Sơn Điền Nguyễn viết Khánh, cũng là Giáo Sư giảng dậy ở Đại học Vạn Hạnh Sàigòn, phụ trách môn Báo Chí.
Tôi biết mục đích của Anh Phước như vậy. Nhưng khi thể hiện, trang báo đăng truyện ngắn của Ông Khánh từ năm 1974, bên cạnh có bài thơ của Đan Phượng, bài thơ đã được " lọt vào mắt xanh " của Anh Nhiếp ảnh gia Thi sĩ Roadtree Nguyễn ngọc Hoạt. Thế là chúng ta được thưởng thức 1 bài thơ chuyển ngữ có hình ảnh rất hay, rất đẹp. Xin cám ơn Hai Vị.
Còn 1 công tác Nghệ Thuật nữa mà tôi phải cám ơn nhiều, đó là Nhiếp Ảnh Gia Thi Tăng, đã đem cả Truyện ngắn và Thơ vô Web ANTS, mà tôi sẽ Forward cho quý vị theo sau email này, xin quý vị đón coi. Như để cùng tưởng nhớ đến Người vừa Quá Cố !!!
Hoàng ngọc Thúy
Thân gửi Phước,
ReplyDeleteĐã đọc lại MÙA XUÂN DỄ DÀNG TRỞ LẠI...
Một cảm giác hơi là lạ, nhưng thân quen như mới gặp Haruko đâu đây hôm qua, mà hôm nay nàng đã vừa thay áo mới...
Ngạc nhiên và thích thú hơn, khi thấy bên cạnh bài thơ cũ Vết Buồn - của Đan Phượng là một bản dịch thơ sang Anh Ngữ Sadden Scars - Aug 17, 2012 của tác giả Nguyễn Hoạt.
Thân nhờ Phước cho tôi được gửi một lời chào đồng cảm văn nghệ đến tác giả Nguyễn Hoạt, cũng như lời cám ơn và chúc tốt đẹp đến Diễn đàn AntS: Ảnh Nghệ Thuật Sacramento nhé.
Thân mến,
PNTiến