Monday, September 17, 2012

JACK LONDON Tài Hoa Mệnh Yểu



[ 1876 -- 1916 ]

I. Cuộc Đời Niên Thiếu Gian Truân
Jack London sinh ngày 12 tháng Giêng năm 1876 tại San Francisco trong một khu lao động nghèo, với tên John Griffith Chaney. Thân mẫu, Flora Wellman, một người đàn bà có gốc gác giàu có, gia phong thế phiệt… nhưng không bình thường. Jack London là con ngoại hôn giữa mẹ chàng và một người đàn ông có thân thế không rõ ràng: William Chaney, ký giả, luật sư, chiêm tinh gia. Ông đã bỏ ra đi trước khi Jack được sinh ra. Sau nầy, khi Jack London được 8 tháng, bà Flora Wellman kết hôn chính thức với John London, một cựu chiến binh thời nội chiến của Mỹ. Mẹ chàng, Bà Flora Wellman, thường đau yếu và nghèo túng nên Jack London được nuôi lớn bởi một người đàn bà phiếu mẫu có gốc gác nô lệ, Virginia Prentiss, suốt thời gian thơ ấu --dường như không có tuổi thơ.
Năm 14 tuồi, lúc chưa học hết lớp 8, Jack London bỏ học. Tuy không được tới trường, nhưng Jack là người ham mê đọc sách. Chàng tự học hỏi từ các thư viện công, thường xuyên lui tới Oakland Public Library.  Sau khi bỏ học, Jack làm những công việc nặng nhọc khác nhau trong các ngành hàng hải, công xưởng kỷ nghệ, đường xe lửa, kỷ nghệ tìm vàng (Klondike, 1897-1898)… kể cả công việc bỏ báo lúc chưa được mười tuổi… Nhưng, cuối cùng, những năm của thập niên 1890, Jack cũng tốt nghiệp được Trung Học. Năm 19 tuổi, ông có ghi danh ở Đại Học Berkeley, nhưng lại bỏ học 6 tháng sau đó. Gia đình từng sống nhiều nơi trong Vùng Vịnh (Bay Area, Northern California). Sau cùng, gia đình định cư tại Oakland, một thành phố Đông Vịnh. Nơi đây, Jack sống vô cùng chật vật và bất hạnh một thời gian dài của tuổi trẻ.
Lớn lên, do hoàn cảnh, Jack ưu tư nghiền ngẫm và tranh đấu cho xã hội. Từ đó, như là một ký giả, Jack tham gia đạo binh gọi là Coxey’s Army trong một cuộc tranh đấu nổi tiếng ở Washngton DC, đã làm phóng sự cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904 cho tờ báo Hearst Newspaper, rồi năm 1914, Jack lại làm phóng sự cuộc cách mạng Mễ tây Cơ cho nhà Collier’s. Trong những năm ngược xuôi, Jack càng thấm nhuần hơn tư tưởng xã hội chủ nghĩa và đã ứng cử chức Thị Trưởng của thành phố Oakland nhiều lần, dưới danh nghĩa ứng cử viên Đãng Xã Hội, nhưng đều thất cử.
Năm 1900, lúc 24 tuổi, Jack London kết hôn với người vợ đầu, Bess Maddern. Bess Maddern là bạn và là cô giáo dạy kèm toán cho chàng. Tuy nhiên, cuộc nhân nầy căn cứ trên nhu cầu xã hội chứ không phải do động cơ tình yêu. Hai người sinh được 2 người con gái, Joan và Bess (Becky).  Năm 1903, Jack London ly dị Bess Maddern. Sau đó, ông cưới cô thư ký, Charmian Kittredge. Hai người sinh một đứa con duy nhất, Joy, nhưng chỉ sống được 48 tiếng đồng hồ. Người vợ sau nầy, với Jack, Charmian Kittredge là người tình, người vợ và là hồng nhan tri kỷ. Hai người cùng vui chơi, du lịch, viết lách… với nhau. Bà Charmian mất sau Jack 39 năm, vào năm 1955.
Hai người, Jack và Charmian, từng đi du lịch bằng tàu thủy, suốt một thời gian dài 2 năm, 1907-1908, về vùng Đông Nam Á châu. Cùng với nhau, họ lập trang trại rộng 1.400 mẫu, mang tên Beaty Ranch, ở thành phố nhỏ Glen Ellen, gần và nằm giữa  Petaluma và Sonoma (bây giờ là Jack London State Histocical Park). Trong thư viện Jack London (nằm ngay tại trang trại), ngay chính trong trang trại, và trong căn nhà nhỏ nơi mà hai vợ chồng văn hào đã sống trên mười năm… người ta không thấy còn sót lại một dấu tích gì của thuyền bè, biển cả… mặc dù Jack London là người yêu đời sống hải hành… Ông sống và đi ngược xuôi nhiều năm trên biển, ông đã một thời từng là Oyster Pirate… Chưa có nhà văn nào từng yêu sông hồ như ông.
Văn hào Jack London mất ngày 22 tháng Mười Một năm 1916, hưởng dương 40 tuổi. Hài cốt của ông (và sau nầy, 1955, tro cốt của bà Charmian Kittredge) được chôn cùng mộ, dưới cùng một tảng đá lớn, trên một ngọn đồi nhỏ thê lương, trong trang trại của chính bàn tay ông bà gầy dựng. Năm 1960, người cháu có tên là Irving Shepard đã nhượng trang trại của văn hào Jack London (The Valley of The Moon) cho chính phủ Tiểu Bang California. Sau đó, nơi nầy đã được biến thành State Historical Park. Mỗi năm có hàng triệu du khách thăm viếng trang trại và mộ phần, mà một phần ba du khách nầy đến từ Âu Châu, vì mến mộ tài năng một thiên tài yểu mệnh..
.
II. Sự Nghiệp Văn Chương Lẫy Lừng 
 
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ngòi bút Jack London là một hiện tượng… Tên tuổi của ông sáng rực trên văn đàn. Chỉ trong một thời gian ngằn ngủi của 2 thập niên (nói cho chính xác: 18 năm), ông đã hoàn thành trên 50 tác phẩm tiểu thuyết (truyện dài, hầu hết đã được xuất bản) và gần 200 (nói cho chính xác: 197) truyện ngắn và hàng nghìn lá thư (letters) đặc sắc. Tất cả đều ngoại hạng. Vào giai đoạn ấy, Jack London là một best-selling author, có tiền nhuận bút cao nhất, sách bán chạy nhất, sách được dịch ra nhiều nhất (trên dưới 80) ngôn ngữ, số người đọc nhiều nhất và khắp cả năm châu,
Những tác phẩm của ông được dịch ra trên dưới khoảng 80 ngôn ngữ khác nhau. Tên tuổi và tác phẩm của ông được biết nhiều ở Âu Châu và được ái mộ nhiều hơn nơi chính quê hương mình. Đó cũng chính là lý do mà hàng năm, số du khách ngoại quốc chiếm 1/3 con số một triệu du khách ghé viếng thăm mộ phần và trang trại của ông. Cho đến giờ, các thế hệ nối tiếp sau khi ông qua đời, vẫn còn say mê các tác phẩm của ông… Đó là những tác phẩm để đời, được yêu chuộng của nhiều thời đại, và của nhiều nền văn hóa dị biệt.
Là một văn hào nổi bật, với một bút lực sung mãn và cùng với một văn phong hào phóng, tên tuổi của Jack London đã được xếp hạng đứng ngang hàng với những nhà văn lớn thời bấy giờ, cũng như những cây bút lẫy lừng trên văn đàn trước và sau ông, như: Harper Lee, Mark Twain, F. Scott Fitzgerald, JD. Salinger, John Steinbeck, Robert Frost, Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Ray Bradbury, Arthur Miller, Louisa May Alcott , Ernest Hemingway,  Edith Wharton,  Emily Dickinson, Truman Capote, Dave Cullen, Margaret Mitchell, L. Frank Baum,  Walt Whitman, William Faulkner, Kurt Vonnegut, Alice Walker, Tennessee Williams, Henry David Thoreau, Joseph Heller,  Willa Cather, Sherwood Anderson, Atephen King, Flannery O’Connor,  Theodoew Dreiser, Henry James, Henry Wadsworhth Longfeller, John Irving…

Các tác phẩm của ông đã được đóng thành phim ảnh, một trong những tác phẩm ấy là Call of the Wild, The Sea Wolf, Martin Eden… Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Jack London được kể là: The Call of the Wild (đầu tiên mang tên “The Sleeping Wolf”) phát hành năm 1903, The Iron Heel, White Fang, The Sea-Wolf (klhởi thủy có tên “Mercy of the Sea”), The People of the Abyss (a sociological treatise about the slums of London, England), John Barleycorn, Martin Eden, and The Star Rover.… Truyện ngắn được đọc nhiều nhất: To Build a Fire (II).
Là một nhà văn hiện thực, với bản chất hiếu động, sôi nổi, nhiều mạo hiểm, lãng mạn… Jack London đã từng là một thủy thủ (sailor) say mê thuyền và biển cả… Ông từng đi nhiều nơi, như Nhật, Đại Hàn, Alaska, Tây Bá Lợi Á, Hawaii, Tahiti, Australia, Ecuador, Pueblo, Cape Horn, Mexico… Ngoài ra, Jack còn là một nhà mạo hiểm tìm vàng, một nhà nông (Rancher)… Tất cả đã đóng góp vào nội dung phong phú và phẩm chất tuyệt vời trong các tác phẩm của ông. Sau đây, xin liệt kê niên biểu và danh mục những tác phẩm của Jack London đã được ấn hành trong thời gian Tiên Sinh còn tại thế:

A. Tiểu Thuyết

Liệt kê theo thứ tự những năm mà tác phẩm đã được phát hành:

1900 The Son of the Wolf
1901 The God of His Fathers
1902 Children of the Frost
1902 The Cruise of the Dazzler
1902 A Daughter of the Snows
1903 The Kempton-Wace Letters
1903 The Call of the Wild
1903 The People of the Abyss
1904 The Faith of Men
1904 The Sea-Wolf
1905 War of the Classes
1905 The Game
1905 Tales of the Fish Patrol
1906 Moon Face & Other Stories
1906 White Fang
1906 Scorn of Women
1907 Before Adam
1907 Love of Life & Other Stories
1907 The Road
1908 The Iron Heel
1909 Martin Eden
1910 Lost Face
1910 Revolution and Other Essays
1910 Burning Daylight
1910 Theft
1911 When God Laughs
1911 Adventure
1911 The Cruise of the Snark
1911 South Sea Tales
1912 The House of Pride
1912 A Son of the Sun
1912 Smoke Bellew
1913 The Night-Born
1913 The Abysmal Brute
1913 John Barleycorn
1913 The Valley of the Moon
1914 The Strength of the Strong
1914 The Mutiny of the Elsinore
1915 The Scarlet Plague
1915 The Star Rover
1916 The Little Lady of the Big House

Những tác phẩm được ấn hành sau ngày Jack London mất:

1916 The Acorn Planter

1916 The Turtles of Tasman

1917 The Human Drift

1917 Jerry of the Islands

1917 Michael Brother of Jerry

1918 The Red One

1918 Hearts of Three

1919 On the Makaloa Mat

1922 Dutch Courage & Other Stories

1962 The Assassination Bureau Ltd.

B. Truyện Ngắn

Danh mục 200 truyện ngắn của văn hào Jack London, theo thứ tự alphbet:
1.    Adventure in the Upper Sea, An
2.    All Golda Cañon
3.    Aloha Oe
4.    Amateur Night
5.    And 'Frisco Kid Came Back
6.    Apostate, The
7.    At the Rainbow's End
8.    Bald-Face
9.    Banks of the Sacramento, The
10.    Bâtard
11.    Benefit of the Doubt, The
12.    Bones of Kahekili, The
13.    Brown Wolf
14.    Bunches of Knuckles
15.    By the Turtles of Tasman
16.    Captain of the Susan Drew, The
17.    Charley's Coup
18.    Chased by the Trail
19.    Chinago, The
20.    Chris Farrington, Able Seaman
21.    Chun Ah Chun
22.    Created He Them
23.    Curious Fragment, A
24.    Daughter of the Aurora, A
25.    Day's Lodging, A
26.    Death of Ligoun, The
27.    Demetrios Contos
28.    Devil's Dice Box, The
29.    Devils of Fuatino, The
30.    Dream Image, A
31.    Dream of Debs, The
32.    Dutch Courage
33.    End of the Chapter, The
34.    End of the Story, The
35.    Enemy of All the World, The
36.    Eternity of Forms, The
37.    Even unto Death
38.    Faith of Men, The
39.    Feathers of the Sun, The
40.    Finis
41.    Flush of Gold
42.    Flutter in Eggs, A
43.    "Francis Spaight," The
44.    "Frisco Kid's" Story
45.    "Fuzziness" of Hoockla-Heen, The
46.    Goboto Night, A
47.    God of His Fathers, The
48.    Goliah
49.    Good-By, Jack
50.    Great Interrogation, The
51.    Grilling of Loren Ellery, The
52.    Grit of Women
53.    Handsome Cabin Boy, The
54.    Hanging of Cultus George, The
55.    Heathen, The
56.    Hobo and the Fairy, The
57.    House of Mapuhi, The
58.    House of Pride, The
59.    Hussy, The
60.    Hyperborean Brew
61.    In a Far Country
62.    In the Forests of the North
63.    In the Time of Prince Charley
64.    In Yeddo Bay
65.    Inevitable White Man, The
66.    Jan, the Unrepentant
67.    Jokers of New Gibbon, The
68.    "Just Meat"
69.    Kanaka Surf, The
70.    Keesh, Son of Keesh
71.    King of Mazy May
72.    King of the Greeks, The
73.    Klondike Christmas, A
74.    Koolau the Leper
75.    Law of Life, The
76.    League of Old Men, The
77.    Leopard Man's Story, The
78.    Lesson in Heraldry, A
79.    Li-Wan, the Fair
80.    Like Argus of the Ancient Times
81.    Little Account With Swithin Hall, A
82.    Little Man, The
83.    Local Color
84.    Lost Face
85.    Lost Poacher, The
86.    Love of Life
87.    Madness of John Harned, The
88.    Mahatma's Little Joke
89.    Make Westing
90.    Man On The Other Bank, The
91.    Man With the Gash, The
92.    Marriage of Lit-Lit, The
93.    Master of Mystery, The
94.    Mauki
95.    Meat, The
96.    Men of Forty Mile, The
97.    Mexican, The
98.    Minions of Midas, The
99.    Mistake of Creation, The
100.    Moon-Face
101.    Nam-Bok the Unveracious
102.    Negore, The Coward
103.    Night Born, The
104.    Night's Swim In Yeddo Bay
105.    Northland Miracle, A
106.    Nose for the King, A
107.    O Haru
108.    Odyssey of the North, An
109.    Old Baldy
110.    Old Soldier's Story, An
111.    On the Makaloa Mat
112.    One More Unfortunate
113.    One Thousand Dozen, The
114.    Passing of Marcus O'Brien, The
115.    Pearls of Parlay, The
116.    Piece of Steak, A
117.    Plague Ship
118.    Planchette
119.    Pluck and Pertinacity
120.    Priestly Prerogative, The
121.    Princess, The
122.    Prodigal Father, The
123.    Proper "Girlie"
124.    Proud Goat of Aloysius Pankburn, The
125.    Race For Number Three, The
126.    Raid on the Oyster Pirates, A
127.    Red One, The
128.    Rejunvenation of Major Rathbone, The
129.    Relic of the Pliocene, A
130.    Sakaicho, Hona Asi and Hakadaki
131.    Samuel
132.    Scorn of Women, The
133.    Sea Farmer, The
134.    Seed of McCoy, The
135.    Semper Idem
136.    Shadow and the Flash, The
137.    Sheriff of Kona, The
138.    Shin-Bones
139.    Shorty Dreams
140.    Sickness of Lone Chief, The
141.    Siege of the 'Lancashire Queen', The
142.    Siwash
143.    Son of the Sun, A
144.    Son of the Wolf, The
145.    South of the Slot
146.    Stampede to Squaw Creek, The
147.    Story of a Typhoon off the Coast of Japan
148.    Story of Jees Uck, The
149.    Story of Keesh, The
150.    Strange Experience of a Misogynist, The
151.    Strength of the Strong, The
152.    Sun Dog Trail, The
153.    Sunlanders, The
154.    Taste Of The Meat, The
155.    Tears of Ah Kim, The
156.    Terrible Solomons, The
157.    Test, The: A Clondyke Wooing
158.    Thanksgiving on Slav Creek
159.    That Spot
160.    Their Alcove
161.    Thousand Deaths, A
162.    To Build a Fire (I)
163.    To Build a Fire (II)
164.    To Kill a Man
165.    To Repel Boarders
166.    To the Man on Trail
167.    Told in the Drooling Ward
168.    Too Much Gold
169.    Town-Site of Tra-Lee, The
170.    Trust
171.    Two Gold Bricks
172.    Under the Deck Awnings
173.    Unexpected, The
174.    Unmasking of the Cad, The
175.    Unparalleled Invasion, The
176.    Up the Slide
177.    War
178.    Water Baby, The
179.    Whale Tooth, The
180.    When Alice Told Her Soul
181.    When God Laughs
182.    When the World Was Young
183.    Where the Trail Forks
184.    Which Make Men Remember
185.    White and Yellow
186.    White Man's Way, The
187.    White Silence, The
188.    Who Believes in Ghosts!
189.    Whose Business Is to Live
190.    Wicked Woman, A
191.    Wife of a King, The
192.    Winged Blackmail
193.    Wisdom of the Trail
194.    Wit of Porportuk, The
195.    Wonder of Woman
196.    "Yah! Yah! Yah!"
197.    Yellow Handkerchief

Trong số nầy, có 5 truyện ngắn bị thất lạc, chưa tìm ra tung tích:

-- Two Children of Israel
-- Delilah of the Foothills
-- Ethics of the Trail
-- Jason Aubrey
-- Native Wife

C. Thơ


Trong những ngày bỏ học, lui tới thư viện công cộng Oakland, Jack London gặp Ina Coolbrith, sau nầy trở thành thi sĩ đầu tiên có tư cách hàn lâm Poet Laureate của Tiểu Bnag California.  Do cơ duyên nầy, Jack London làm thơ rất sớm. Từ tháng 3/1897 cho đến hết tháng 8/1899, Jack Londa đã làm được 48 bài thơ. Trong thời gian nầy chỉ có 2 bài thơ được phổ biến. Sau khi Jack London nổi tiếng, 13 bài nữa được đăng tải. Tuy Jack London không nổi tiếng về thơ, nhưng theo ông, thì đây là một bộ môn ông rất đam mê sáng tác (nhạc, thơ, triết và sau cùng mới đến tiểu thuyết).

"Abalone Song", "The Lover's Liturgy",
"And Some Night", "My Gentle Nurse",
"Ballade of the False Lover", "Republican Rallying Song", "Cupid's Deal", "In a Year",
"George Sterling", "Republican Battle-Hymn",
"The Gift of God", "Mammon Worshippers",
"Gold", "If I Were God", "The Return of Ulysses – a Modern Version", "Rich Morsels",
"A Heart", "My Little Palmist",
"He Never Tried Again", "The Socialist's Dream", "The Sea Sprite and the Shooting Star", "His Trip to Hades", The World of Jack London web site, (April 2006).
"Homeland" "Of Man of the Future",
"Hors de Saison", "Oh You Everybody's Girl,"
"Je Ris en Espoir", "The Song of the Flames",
"The Klondyker's Dream",
"Memory", "On the Face of the Earth You Are the One," Rainbow's End," "Sonnet", "Still Hunt", "Thinket Anger", "Moods", "He Chortled With Glee"
"My Confession", "Tick! Tick! Tick!,"
"Daybreak", "Too Late", "The Way of War",
"Effusion", "Future Wars", "When All the World Shouted My Name", "When He Came In", "Your Kiss".

Trong số những bài thơ thượng dẫn, có rất nhiều bài (khoảng 1/3) chưa hề được phổ biến.

D. KỊCH NGHỆ - PLAYS

Về bộ môn kịch nghệ, tuy Jack London sáng tác không nhiều, nhưng hầu hết đã được trình diễn rất sớm, ngay những ngày Tiên Sinh còn sinh tiền. Người ta còn tìm thấy được những kịch bản sau đây:

1.    The Birth Mark (1917)

2.    The First Poet (1911)
3.    Daughters of the Rich (1915)
4.    Theft
5.    Scorn of Women (1906)
6.    A Wicked Woman (1917)
7.    The Assination Bureau, Ltd

E. THƯ – LETTERS


Năm 1988, nhà xuất bản STANFORD UNIVERSITY PRESS đã xuất bản bộ sách “The Letters of Jack London” gồm có 3 volumes, tổng cộng 1,768 trang với 1,554 lá thư của tác giả, giá bán 185 Mỹ kim. Bộ sách “The Lettres of Jack London” được nhuận sắc bởi ba nhà bỉnh bút: Earle Labor, Robert C. Leitz, III và I. Milo Shepard. Ba volumes nầy được phân chia theo thời gian mà những lá thư đó được viết ra:
    Vol. I: 1896 – 1905
    Vol. II: 1906 – 1912
    Vol. III: 1913 – 1916
Cũng theo lời nhà xuất bản Stanford University Press thì đây là những trang thư được viết bởi một tâm hồn nhạy cảm, đầy tính cách nhân bản, cùng với một văn phong sôi nổi cuồng nhiệt (đôi khi có giọng điệu quá khích), nhưng vô cùng cởi mở. Với một văn tài nhiều cá biệt và cùng với bản chất sẳn có, Jack London đã viết những trang thư đầy thi vị, nhiều nhạc tính, bay bướm, chải chuốt, sâu lắng (đôi khi chua chát), dữ dội, mãnh liệt… rất lôi cuốn độc giả.
Rất nhiều những tác phẩm của Jack London được các nhà phê bình văn học hiện đại xếp vào hạng kiệt tác trong văn chương Hoa Kỳ và của văn học sử thế giới. Xin liệt kê những tác phẩm nổi tiếng ấy: White Fang, The Call of The Wild, To Build a Fire, The Sea Wolf, The Iron Heel, The People of The Abyss… An Odyssey of the North, The Son of the Wolf, John Barleycorn, Before Adam, Martin Eden, The Other Woman, Hearts of Three…

III. Một Đời Tài Hoa Mệnh Yểu – > Danh Vọng & Cát Bụi:

Có thể nói được, sau văn hào Mark Twain, thì Jack London là nhà văn có đời sống phong lưu, lãng mạn và sôi nổi nhất, khi ông thành danh và có một địa vị lẫy lừng trên văn đàn. Từ một đứa con ngoại hôn, lớn lên trong những hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, bỏ trường, ra đời sớm, tự học hỏi, tự lập thân… để thành đạt và có danh vọng rực rỡ… rồi nằm xuống ở tuổi 40 trên một nấm gò cỏ dại hoang sơ… bốn mùa chỉ có du khách mến mộ từ xa xôi tìm đến thăm viếng. Ông ra đi âm thầm lặng lẽ như ông đã đến, không lựa chọn, trên cõi đời.

Tuy nhiên, trong 40 năm tại thế, ông đã sống một cuộc đời xứng đáng, thật đầy đủ, thật hào sảng. Do văn tài đặc biệt, ông nổi tiếng ngay từ những tác phẩm đầu. Là một cây bút sáng tác đều tay, thường xuyên, nhiều thể loại (truyện dài, thơ, thư, kịch bản, truyện ngắn…). Như đã liệt kê, chỉ trong vòng 2 thập niên, Jack London đã viết 50 truyện dài, 200 truyện ngắn, gần mười kịch bản, hàng nghìn trang thư và rất nhiều thơ phú (hầu hết chưa được xuất bản). Trong những vần thơ sáng rực hào khí, có tính cách tiên tri về thân phận làm người của chính mình, ông đã viết:

"I would rather be ashes than dust!
I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot.
I would rather be a superb meteor, every atom of me imagnificent glow, than a sleepy and permanent planet.
The proper function of man is to live, not to exist.
I shall not waste my days in trying to prolong them.
I shall use my time"

Không hẹn, Xuân Diệu, một thi sĩ Tiền Chiến, đã diễn tả khá chính xác thân phận và tâm tư Jack London trong vỏn vẹn 2 câu thơ thật hào sảng:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
“Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(Giục Giã)

Trước đó, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, một nhà Nho, với triết lý chấp sinh tuyệt vời cố hữu của cha ông Việt tộc, cũng đã ngán ngẫm cảnh phù vân trần thế trong 4 câu song thất lục bát:

“Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
“Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
“Trăm năm còn có gì đâu
“Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì
(Cung Oán Ngâm Khúc)

Và sau nầy, thi hào Nguyễn Du, 4 câu lục bát mở đầu thiên trường thi Đoạn Trường Tân Thanh, cũng than thở cho một kiếp nhân sinh bi thảm đầy ắp bi lụy của thân phận bi thương hẩm hiu trong chủ thuyết tài mệnh tương đố của mình:

“Trăm năm trong cõi người ta
“Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
“Trải qua một cuộc bể dâu
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Đoạn Trường Tân Thanh)

Mỗi buổi chiều vào thu, đứng trước cảnh thê lương của mộ phần Jack London, một văn hào tài hoa mệnh yểu, chung quanh cây cối đìu hiu, cỏ hoa xơ xác vàng vọt, một nắm tro tàn được chận lên bởi một tảng đá lớn –chứng tích còn sót lại của Wolf House ngạo nghễ một thời giàu có và danh vọng (“I am building my dream-house on my dream-ranch.  My house will be standing, act of God permitting, for a thousand years…” JL) kẻ hâu sinh nầy bùi ngùi thảo 4 câu lục bát tứ tuyệt và đốt trước mộ phần để điếu linh hồn Tiên Sinh, người quá vãng hơn 100 năm trước, mà anh hoa dường như còn phảng phất chung quanh:



“Hồn xưa đây. Người xưa đâu
“Đá trơ phế tích – Cỏ nhàu biển dâu
“Trăng chênh. Danh vọng. Sói lầu
“Tài hoa yểu mệnh – Khanh hầu bụi tro
(Bộ ảnh: Danh Vọng & Cát Bụi)


Vô Thường! Tất cả đều vô thường! Vô thường của vô thường! Cát bui! Tất cả đều cát bụi! Cát bụi của cát bụi. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc… Thị chư pháp không tướng…” Kinh Thánh Cựu Ước: “Vanitas. Vanitati. Omnia Vanitas.” Phù vân! Tất cả đều phù vân! Phù vân của phù vân! Vanitas Vanitatum Mundi. Phù vân của phù vân trần thế! Từ cát bụi đã trở về với cát bụi. Từ hư không đã trở về với hư không.


VÕ THẠNH VĂN

Phù Hư am, Sept. 2012.


6 comments:

  1. Thưa quý bạn,

    (1) Tiên vàn, xin tri ân LÊ ĐÌNH KHIẾT Tiên Sinh đã bỏ thì giờ, tâm tình và nhiều công phu để nhuận sắc cho bài tiểu luận nầy.
    (2) Và, cám ơn Nhiếp Ảnh Gia TĂNG THI đã trình bày và lồng bản nhạc nổi tiếng thật ý nghĩa... làm cho bài viết bớt khô khan.
    (3) Chúc mừng tất cả các bạn đã có những sáng tác nhiếp ảnh đẹp và lôi cuốn khách thưởng ngoạn với con số viwers 25 nghìn.

    Thân mến, võ thạnh văn.

    ReplyDelete
  2. Replies
    1. Cám ơn anh THẠCH. Anh là người có tấm lòng. Và, anh là người có một tâm hồn nghệ sĩ. Hãy trau chuốt lòng mình cho thật đẹp, thật mượt mà óng ả... vtv.

      Delete
  3. Đọc Phần cuối bài của Anh Võ Thạnh Văn viết về JACK LONDON Tài Hoa Mệnh Yểu, có những đoạn sau đây: Vô Thường! Tất cả đều vô thường! ....Cát bui! Tất cả đều cát bụi! ....Phù vân! Tất cả đều phù vân! .... và được nghe bản nhạc cát bụi của TCS, nhìn lại kiếp người sao ngắn ngủi, cuộc đời trong mỗi một chúng ta rồi cũng sẽ như những chiếc lá mùa thu.

    “Bao nhiêu năm làm kiếp con người,
    Chợt một chiều tóc trắng như vôi.
    Lá úa trên cao rụng đầy,
    Cho trăm năm vào chết một ngày.”

    Thanks Anh Văn

    http://antsacramento.blogspot.com/2012/09/thu-quyen-ru.html

    ReplyDelete
  4. Dear KIM, xin cám ơn những comments của BẠN. Cám ơn BẠN đã mất thì giờ đọc suốt những dòng khô cứng thô ráp đó, và, có lẽ, cũng chẳng vui vẻ gì. Qua nội dung comment, tôi tin BẠN là người lịch lãm... vì BẠN đã hiểu mình và hiểu người... Lòng BẠN đủ RỘNG để hiểu những điều phức tạp của thế thái nhân tình... Lòng BẠN đủ MỀM để cảm thông cho thân phận của một kiếp người... Lòng BẠN đủ CỨNG để nói lên điều mình cảm ứng... Nếu BẠN là nam nhi, chắc chắn tôi có thêm một TRI KỶ. Nếu bạn là nữ nhi, tôi lại hân hạnh có được một HỒNG NHAN TRI KỶ... Mong được thưởng thức những sáng tác của BẠN dưới bất cứ bộ môn hoặc hình thức nào... Kính, vtv.

    ReplyDelete
  5. Trăm năm sau, có ai ngồi khóc Tố Như không ? Nguyễn Du của Việt Nam đã vói đếncuộc đời cả trăm năm sau với ước mong có ai đó nhớ đến mình như NGƯỜI đã nhớ đến Jack London ! Nhu vậy với tôi, Jack là người quá Hạnh phúc. Những gì ông để lại vẫn không phai tàn theo năm tháng , theo thời gian. Có một người Việt, từ một đất nước nhỏ bé xa xôi đã nhớ về ông , đã luận về ông bằng tấm lòng mênh mông ngoài biên giới của lãnh thổ và ngôn ngữ mà tự nhận mình là " hậu bối " là phù hư, là dật sĩ ! Xin trân trọng những gì Người đã viết cho Người Xưa !
    Kính,
    Võ Xuân Loan

    ReplyDelete